XỬ TRÍ RA SAO KHI TRẺ ĐAU BỤNG, NÔN, TIÊU CHẢY?
 
Hè sang, tình trạng trẻ mắc vấn đề về tiêu hoá càng trở nên phổ biến. Ba mẹ nên lưu ý về nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ gặp phải tình trạng này.
𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧:
✅ Nhiễm khuẩn tiêu hoá do thức ăn, nguồn nước bị nhiễm khuẩn; trẻ ngậm tay, chơi đồ chơi bị nhiễm bẩn…
✅ Ngộ độc thực phẩm
✅ Chế độ ăn không phù hợp (ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, dùng thuốc quá liều…)
✅ Bệnh lý như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột…
𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐱𝐮̛̉ 𝐭𝐫𝐢́:
💡 Theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường, không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần phát hiện, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
💡 Cho trẻ uống đủ nước, tốt nhất là uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Nếu trẻ vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, ba mẹ cần đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
💡 Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy vì có thể gây giảm nhu động ruột, giảm hấp thu, kéo dài thời gian vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm lưu lại trong đường tiêu hoá, kéo dài thời gian bị bệnh.
💡 Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.
💡 Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, ba mẹ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
💡 Rửa tay bằng xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học để hạn chế lây lan.
👉👉 Ngay khi nhận thấy bất thường, ba mẹ có thể đưa trẻ tới The Medcare càng sớm càng tốt để kịp thời được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 
Chia Sẻ:
Top