UỐNG SỮA THAY CƠM: LỢI BẤT CẬP HẠI
 
❌ Sai lầm của rất nhiều gia đình là cho trẻ uống quá nhiều sữa vì sợ con thiếu dinh dưỡng khi không chịu ăn cháo hay cơm.
❌ Ví dụ điển hình từ 1 trường hợp thực tế tại The Medcare: Bé gái 3 tuổi đến khám trong tình trạng da xanh xao, tái nhợt, mệt mỏi, không tăng cân. Xét nghiệm cho thấy chỉ số HGB, sắt huyết thanh và Ferritin đều ở mức rất thấp, trẻ được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt. Khi khai thác tình trạng dinh dưỡng, gia đình cho biết trẻ lười ăn nhưng thích uống sữa, người lớn cũng cho uống sữa tươi liên tục vì sợ con đói và thiếu chất. Trung bình mỗi ngày trẻ uống 5 hộp, có ngày uống nhiều hơn.
ℹ️ Theo thông tin từ ThS.BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bước vào giai đoạn ăn dặm, trẻ chỉ nên duy trì lượng sữa hàng ngày như sau:
– Từ 6 – 7 tháng: 600 – 700ml
– Từ 8 – 12 tháng: 500 – 600ml
– Từ 1 – 2 tuổi: 400 – 500ml
ℹ️ Nếu uống quá nhiều sữa, thậm chí uống sữa thay cơm như ví dụ nêu trên, trẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt, táo bón, thừa cân, béo phì…
 
 Hãy click từng ảnh để tìm hiểu cụ thể hơn, và đừng ngại inbox The Medcare để được tư vấn về dịch vụ khám bệnh, khám dinh dưỡng, tổng quát cho trẻ

– Sữa tươi chứa hàm lượng lớn canxi và phốt pho, có thể cao gấp 4 – 5 lần sữa mẹ. Chính canxi và phốt pho trong sữa là 2 chất cản trở rất lớn quá trình hấp thu sắt từ thức ăn của trẻ.

– Sữa tươi chứa tới 80% đạm casein nên cũng cản trở ruột hấp thụ sắt.

– Hàm lượng sắt trong sữa rất thấp nên nếu trẻ chỉ thường xuyên uống sữa mà không bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt hàng ngày thì cơ thể cũng không hấp thu đủ lượng sắt cần thiết.

 
 

Sữa cung cấp một lượng calo rất lớn, nếu trẻ uống nhiều sữa thì năng lượng trong ngày cần thu nạp đã chủ yếu đến từ sữa. Nếu ăn thêm các loại thực phẩm khác, lượng calo trẻ thu nạp có thể vượt quá con số khuyến cáo mỗi ngày, kết hợp thêm việc trẻ ít vận động có thể gây ra tình trạng thừa cân, trì trệ, chậm phát triển vận động, béo phì…

Đáng nói hơn cả, rất nhiều gia đình bị vướng trong 1 vòng luẩn quẩn: Trẻ không chịu ăn cơm => Ba mẹ sợ con thiếu chất => Cho trẻ uống sữa để bù đắp => Trẻ no, không muốn ăn thêm những thức ăn khác => trẻ càng biếng ăn, không chịu ăn cơm.

Đó cũng là khi trẻ bị thiếu hụt trầm trọng các chất dinh dưỡng do mất cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ. Đây cũng là lý do vì sao nhiều trẻ uống sữa bị thừa cân, béo phì nhưng vẫn thiếu chất, suy dinh dưỡng.

 
 

Trong sữa tươi, sữa công thức chứa lượng đạm casein rất cao, trọng lượng phân tử lớn dễ bị kết tủa ở nồng độ pH của dạ dày nên rất khó tiêu hóa và hấp thu. Chúng sẽ hút nước, làm thay đổi cấu trúc phân và gây ra tình trạng táo bón, phân khô cứng ở trẻ uống nhiều sữa.

Thêm vào đó, khi trẻ uống quá nhiều sữa và no căng, con sẽ không muốn ăn thêm các loại thực phẩm khác, trong đó có rau và hoa quả. Thiếu chất xơ, uống ít nước kết hợp với Casein và canxi trong sữa chính là nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ

Chia Sẻ:
Top