TỰ LẤY RÁY TAI Ở NHÀ CHO TRẺ: TƯỞNG SẠCH, HÓA RA KHÔNG HỀ TỐT

🔹 Ba mẹ thường lo con bị ngứa ngáy, nhiễm trùng khi trong tai chứa nhiều ráy. Nhiều gia đình rất chăm chỉ dọn sạch ráy tai của con, thậm chí là “nạo vét” bằng tăm bông, ngón tay, dụng cụ ngoáy tai… Thế nhưng, việc này lại lợi bất cập hại.

🔹 Theo BS CKI Nguyễn Thị Sen, ráy tai được hình thành từ cơ chế tự bảo vệ của tai để ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn, dị vật đi sâu vào trong. Sự tích tụ của ráy tai không gây hại cho trẻ, ngược lại còn bảo vệ tốt cho tai. Hàng ngày, nhờ chuyển động của hàm mà ráy tai và các tế bào da chết sẽ được đẩy ra lỗ tai ngoài, khô dần và rơi ra ngoài.

🔹 Bởi vậy, ba mẹ không cần và không nên tự lấy ráy tai cho con. Việc này vô tình lại ấn sâu ráy tai vào bên trong, gây tắc nghẽn lỗ tai. Chưa kể, tai của trẻ có thể bị tổn thương, trầy xước, thậm chí thủng màng nhĩ nếu người lớn dùng dụng cụ sắc nhọn, bế trẻ không đúng tư thế hoặc trẻ giãy giụa…

⚠️ Tuy nhiên, có 2 trường hợp trẻ cần được lấy ráy tai khi chúng tiết ra nhiều bất thường:
– Ráy tai tích tụ nhiều, cản trở bác sĩ soi tai khi thăm khám.
– Ráy tai làm tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài, đặc biệt sau khi trẻ tắm hoặc bơi, trẻ có thể bị giảm thính lực hoặc mất khả năng nghe tạm thời.

⚠️ Đó cũng là lý do trẻ cần được khám tai mũi họng định kỳ thường xuyên, đồng thời chính bác sĩ sẽ thực hiện lấy ráy tai cho trẻ.

⚠️ Ngay cả khi tai trẻ có dị vật trong tai như côn trùng, đồ vật nhỏ…, ba mẹ cũng tuyệt đối không cố tự lấy ở nhà bởi có thể gây tổn thương tai cho trẻ, thay vào đó nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

🩺 Hệ thống phòng khám The Medcare có các bác sĩ chuyên khám, nội soi tai mũi họng và thực hiện các thủ thuật liên quan cho trẻ. Ba mẹ có thể liên hệ trước để được chúng tôi tư vấn

Chia Sẻ:
Top