TRẺ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN SỐT VIRUS VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý
“Con em đi khám uống thuốc mấy ngày rồi mà vẫn sốt cao, ho nhiều, tại sao không cho con em dùng kháng sinh?” là câu hỏi The Medcare thường gặp nhất
Để không hoang mang khi chăm sóc cho trẻ được chẩn đoán sốt virus, ba mẹ và ông bà hãy lưu ý một số điều sau:
Sốt virus là chẩn đoán bác sĩ đưa ra thường sau khi đã làm xét nghiệm kiểm tra công thức máu và CRP định lượng và không nhận thấy tình trạng nhiễm khuẩn (bệnh do vi khuẩn)
Có thể chưa định danh virus ngay nên bác sĩ sẽ chẩn đoán chung là “sốt virus”, một số trường hợp sẽ được lưu ý thêm, ví dụ “theo dõi tay chân miệng”, “theo dõi sởi”… dựa vào triệu chứng riêng của từng trẻ
Sốt virus không cần điều trị bằng kháng sinh, trừ trường hợp trẻ bị bội nhiễm (nhiễm thêm vi khuẩn) mà sẽ tự khỏi dựa vào khả năng đề kháng của trẻ
Sốt virus không thể hết triệu chứng nhanh mà sẽ kéo dài tới 7 – 10 ngày, trẻ có thể sốt cao liên tục tới 39 – 40 độ C và xuất hiện các triệu chứng rầm rộ khác như ho, sổ mũi, ngạt mũi, đau mỏi, quấy khóc… trong vòng 3 – 5 ngày, sau đó mới giảm dần
Việc mẹ cần làm sau khi đã đưa trẻ đi khám là theo dõi sát trẻ hàng ngày và tái khám theo hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi thấy con có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, nôn nhiều, đau đầu nhiều, li bì…
Trẻ sau sốt virus có thể sẽ phát ban ngoài da và hiện tượng này sẽ hết sau khoảng 1 – 2 ngày
Đa phần trường hợp trẻ mắc bệnh là do virus, vì vậy thăm khám tại các cơ sở y tế có hệ thống máy xét nghiệm như The Medcare sẽ giúp trẻ được chẩn đoán đúng và tránh phải dùng kháng sinh khi chưa cần thiết