NHỮNG LƯU Ý BẤT NGỜ TRONG CHẾ BIẾN ĐỒ ĂN DẶM KHÔNG PHẢI MẸ NÀO CŨNG BIẾT
 
🍳 Nấu nướng được rèn luyện qua năm tháng, nhưng nấu nướng đúng cách và tốt cho sức khỏe – đặc biệt cho bé trong độ tuổi ăn dặm – lại cần được dựa trên nguồn kiến thức khoa học
🍳 Theo ThS.BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có một số điều mà phụ huynh nên lưu ý khi chế biến thức ăn cho trẻ. Chắc chắn sẽ có những điều khiến nhiều ba mẹ bất ngờ khi đọc, hãy cùng theo dõi để biết đó là gì nhé!
🍳 Thêm một điều đáng lưu ý chính là ThS.BS Lê Thị Hải sẽ có lịch khám, tư vấn dinh dưỡng tại  The Medcare Hải Phòng vào Chủ nhật – Ngày 08/11, ba mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

– Với các loại hoa quả như táo, dưa chuột, ổi… nên gọt vỏ trước khi ăn
– Với các loại rau củ:
+ Ngâm rau trong nước sạch hoặc nước muối/ thuốc tím khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch rau 3 – 4 lần dưới vòi nước chảy hoặc trong chậu nước đầy, như vậy có thể loại bỏ 80 – 90% lượng tồn dư
+ Nấu chín rau ở nhiệt độ cao cũng giúp phân giải thuốc trừ sâu
+ Đối với rau củ chịu được nhiệt như đậu đỗ, súp lơ, nên chần qua nước nóng chừng 2 phút rồi mới đem xào nấu, khi nấu mở vung cũng giúp giảm 90% lượng hóa chất tồn dư
+ Phơi nắng rau củ khoảng 5 phút, ánh nắng mặt trời có thể làm phân giải các hóa chất có gốc Phốt Pho, Clo, giảm 60% lượng tồn dư 

– Đối với dầu ăn, khi cháo/ bột đã được nấu xong, mẹ nhấc nồi cháo khỏi bếp rồi mới bỏ dầu ăn vào nồi và khuấy đều để dầu không bị mất chất
– Đối với mỡ, mẹ có thể cho ngay khi đang nấu cháo
– Nhiều mẹ sợ con thừa cân, béo phì nên không cho trẻ ăn dầu mỡ, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ thì đây lại là nhóm chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và hòa tan các loại vitamin tan trong dầu như A, K, D, E, vì vậy hãy duy trì cho con ăn đều mỗi ngày với lượng vừa phải 

Các vi khuẩn hầu hết có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút và ở 60 độ C trong khoảng 10 phút. Nước đã đun sôi nhưng để nguội trên 2 tiếng thì vi khuẩn đã xâm nhập và càng để lâu thì lượng vi khuẩn càng tăng. Vì thế mẹ tráng đồ dùng ăn uống của bé bằng nước đun sôi để nguội sẽ không có tác dụng gì. Nên tráng bát đĩa, đồ dùng của con ngay trước khi sử dụng bằng nước sôi và đảm bảo thời gian như đã nói ở trên.

Tuy nhiên việc tiệt trùng kỹ lưỡng chỉ nên dành cho bé dưới 6 tháng tuổi khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, khi lớn hơn bé bắt đầu tìm hiểu thế giới và thường cho rất nhiều thứ xung quanh vào miệng nên việc tiệt trùng bát đĩa ăn không có nhiều ý nghĩa, hơn nữa đây cũng là độ tuổi trẻ cần tiếp xúc với các loại vi khuẩn để rèn luyện hệ miễn dịch chống lại bệnh tật 

Mẹ không nên cho bé ăn trứng sống, không nên đánh trứng sống vào trong cháo nóng, cũng không nên luộc hoặc ốp trứng lòng đào, vì như vậy không tận dụng được dinh dưỡng trong trứng, hơn nữa trứng sống lại dễ bị nhiễm khuẩn

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên nấu hay luộc trứng quá kỹ vì trứng sẽ trở nên khó hấp thu hơn và mùi vị cũng bớt thơm ngon

Tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng trong trứng khác nhau qua từng cách chế biến, nếu ăn trứng sống thì cơ thể chỉ hấp thu được 40%, trứng rán kỹ hấp thu 81%, trứng ốp hấp thu 85%, trứng rán chín hấp thu 98,5% và trứng luộc chín hấp thu tới 100% 

Rau củ càng để lâu càng mất chất, do đó hãy chế biến rau tươi trong vòng 24 – 48 giờ sau khi mua. Không nên cắt rau rồi mới rửa vì như vậy sẽ “rửa” trôi luôn luôn cả vitamin. Nếu biết chắc nguồn rau an toàn, mẹ không nên ngâm rau hoặc nếu ngâm chỉ nên để vài phút, điều này giúp rau còn nguyên chất. Cắt rau xong nên nấu ngay, nếu mẹ cắt lâu rồi mới nấu sẽ khiến vitamin bị thất thoát

Rau củ chỉ nên nấu chín vừa, nấu lâu quá sẽ khiến vitamin “bay” hết. Nên dùng lửa to thay vì om lửa nhỏ, hoặc mẹ có thể dùng lò vi sóng hấp chín rau củ để giữ được nhiều vitamin nhất. Nên ăn ngay sau khi nấu xong, vì rau đã nấu càng để lâu càng mất dinh dưỡng 

Đồ ăn mới mua về mẹ nên rửa sạch, để ráo nước, chia nhỏ thành từng bữa, đậy kín và bỏ vào ngăn đá cấp đông ngay để giữ dinh dưỡng. Thức ăn bảo quản trong tủ đá nên dùng hết trong vòng 1 tuần là tốt nhất, vì dù ở nhiệt độ thấp, một số vi khuẩn vẫn hoạt động được.

Mẹ có thể dán nhãn ghi ngày tháng cho các hộp thức ăn để đảm bảo không nhầm lẫn

Có các cách rã đông như sau:
– Tốt nhất là rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên cách này mất nhiều thời gian
– Có thể gói kín thức ăn, ngâm vào nước lạnh và thường xuyên thay nước
– Mẹ cũng có thể dùng lò vi sóng chế độ nhiệt thấp, dù cách này sẽ làm thức ăn bị hao hụt dinh dưỡng và giảm độ thơm ngon

Mẹ chỉ nên rã đông phần thức ăn cho từng bữa, và đồ ăn đã rã đông nếu không dùng hết hãy bỏ đi, không nên cấp đông lại vì dinh dưỡng đã mất nhiều và vi khuẩn đã xâm nhập 

Tốt nhất chỉ hâm lại thức ăn 1 lần, vì hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần sẽ khiến dinh dưỡng bị mất, thậm chí gây ngộ độc cho bé 

Top