MÁCH MẸ 6 BÍ QUYẾT TRỊ BIẾNG ĂN Ở TRẺ

 Ba mẹ bất lực, trong khi biếng ăn kéo dài có thể gây ra suy dinh dưỡng, thấp bé, còi xương, ảnh hưởng tới khả năng phát triển cả não bộ và thể chất của con

 Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia đang làm việc tại The Medcare, ba mẹ có thể áp dụng 6 bí quyết sau để cải thiện tình trạng của con

Nếu cần sự hỗ trợ trực tiếp hoặc những tư vấn chuyên sâu hơn, ba mẹ hoàn toàn có thể đăng ký lịch hẹn gặp gỡ các bác sĩ để bé yêu được đánh giá cụ thể và nhận giải pháp khoa học:

 Tại #The_Medcare_Hải_Phòng:

🔵 ThS.BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia
👉 Thứ 6 – 28/08
🔵 BS CKI Trịnh Thị Huyền – Khoa khám, tư vấn trẻ em – Viện Dinh dưỡng Quốc gia
👉 Chủ nhật – 30/08


 

Sữa cung cấp rất nhiều năng lượng, nhưng không còn là nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất và chủ yếu cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Theo khuyến cáo của WHO và các chuyên gia dinh dưỡng, lượng sữa mà trẻ nên uống theo từng độ tuổi như sau:

 Trẻ 6 – 7 tháng: Bú mẹ hoặc sữa khoảng 600 – 700ml/ ngày
 Trẻ 8 – 12 tháng: Bú mẹ hoặc sữa khoảng 500 – 600ml/ ngày
 Trẻ 1 – 2 tuổi: Bé mẹ hoặc sữa khoảng 400 – 500ml/ ngày

Nếu uống sữa vượt quá lượng được khuyến cáo như trên, trẻ sẽ no bụng rất nhanh và không còn hứng thú với việc ăn, không muốn ăn thêm đồ ăn dặm hoặc thức ăn thông thường. Trẻ uống càng nhiều sữa càng no và càng biếng ăn, nhưng nghịch lý là nhiều gia đình càng thấy con biếng ăn, càng cho uống thêm nhiều sữa vì lo con đói và thiếu chất, dẫn tới biếng ăn càng nặng. Khi biếng ăn càng kéo dài, nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng càng cao

Ngoài ra, uống quá nhiều sữa còn tăng thêm nguy cơ thiếu sắt và táo bón cho trẻ, do thành phần canxi trong sữa có thể cản trở sự hấp thu của sắt vào cơ thể

Việc trẻ được chủ động lựa chọn cách ăn sẽ khiến con cảm thấy được tôn trọng và hào hứng hơn với việc khám phá các món ăn, thay vì phải ăn theo sự điều khiển của người lớn

Trẻ từ khoảng 7 – 9 tháng tuổi có thể ăn bằng cách tự bốc, cầm, nắm, trẻ lớn hơn nên được tập tự cầm thìa xúc. Chắc chắn sẽ gây khó khăn cho ba mẹ ở khoản dọn dẹp sau mỗi bữa ăn, nhưng đổi lại con ăn ngon và cảm thấy thích thú đã là động lực rất lớn cho ba mẹ rồi!

Bị ép ăn gây ra nỗi sợ hãi cho trẻ, đó chính là biếng ăn do tâm lý!

Trẻ biếng ăn nếu càng bị ép ăn sẽ càng cảm thấy lo lắng, sợ hãi mỗi khi tới bữa ăn, khiến bé càng mất đi cảm giác ngon miệng vì còn bận… tìm cách đối phó với người lớn ra sao để không phải ăn

Tốt nhất là mẹ nên cho trẻ ăn cùng bữa chính với người lớn và không bàn luận về chuyện ăn uống của trẻ trong bữa ăn. Mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 20 phút, nếu kết thúc bữa mà trẻ vẫn không chịu ăn, ba mẹ hãy cất dọn đồ ăn như bình thường. Nhiều lần như vậy, con sẽ tự ý thức được việc nếu bữa này không ăn đủ và ăn nhanh, con sẽ không được ăn tiếp và sẽ bị đói

Ở trẻ nhỏ, dung tích dạ dày nhỏ nên chỉ vài miếng bánh, cái thạch hoặc hộp sữa cũng có thể khiến bé no và không còn muốn ăn thêm cơm, cháo, bột… nữa

Nếu để trẻ ăn vặt nhiều lần, nhất là trước bữa ăn chính thì con sẽ không bao giờ có cảm giác đói để ăn được bữa chính. Đó chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, vì vậy ba mẹ cần nghiêm khắc và chỉ nên cho trẻ ăn vặt tối đa 1 lần mỗi ngày, sau bữa ăn chính

Thông thường, trẻ sẽ nạp thức ăn vào cơ thể và tiêu hao năng lượng từ thức ăn đó vào các hoạt động như chạy nhảy, nói chuyện, học tập…, do đó nếu trẻ chưa tiêu hóa hết thức ăn nạp từ trước và chưa tiêu hao hết năng lượng thì con sẽ không có cảm giác đói

Vì vậy vai trò của người lớn chỉ là bày ra cho trẻ những món ăn ngon và đầy đủ dưỡng chất, còn việc lựa chọn ăn món nào và ăn bao nhiêu sẽ do trẻ quyết định. Ba mẹ chỉ có thể khuyến khích con ăn thêm bằng cách mô tả về những lợi ích của món ăn đó và “ăn mẫu” một cách ngon lành để bé nhìn theo, như vậy con sẽ có hứng thú với món ăn hơn. Ví dụ khi cho con ăn cua, mẹ có thể giới thiệu đây là món ăn rất ngon, bổ sung canxi giúp con cao nhanh hơn, khi con cao, con có thể tự với lấy đồ chơi ở trên kệ mà không cần phải đợi ba mẹ lấy hộ…

Người lớn luôn sợ trẻ đói và áp đặt một lượng thức ăn mà ba mẹ nghĩ là phải như vậy con mới đủ no, trong khi thực tế bé lại không có nhu cầu thu nạp nhiều tới vậy. Tùy vào độ tuổi, ngoài bú mẹ, bé sẽ ăn khoảng 2 – 4 bữa mỗi ngày, mỗi bữa chỉ ăn một lượng khoảng vài thìa, do đó ba mẹ chỉ cần xúc ít một vào bát để con tự ăn là được

Ba mẹ cũng có thể tham khảo lượng ăn theo khuyến cáo của các chuyên gia về dinh dưỡng để cân đối bữa ăn cho con một cách phù hợp:

 Trẻ 6 – 7 tháng sẽ bú mẹ là chính, kết hợp ăn 1 – 2 bữa bột loãng (5%) mỗi ngày
 Trẻ 8 – 9 tháng sẽ bú mẹ kết hợp 2 – 3 bữa bột đặc (10%) mỗi ngày
 Trẻ 10 – 12 tháng sẽ bú mẹ kết hợp 3 – 4 bữa bột đặc (12 – 15%) hoặc cháo nấu nhừ mỗi ngày
 Trẻ 1 – 2 tuổi sẽ bú mẹ kết hợp 3 – 4 bữa cháo/ cơm/ mì mỗi ngày

Top