CÓ PHẢI CHỤP X-QUANG SẼ GÂY HẠI CHO TRẺ?
 
❗️ Vì lo lắng sẽ gây nguy hiểm nên nhiều ba mẹ từ chối cho con chụp X-quang, mặc dù đã có chỉ định của bác sĩ, dẫn tới việc khó chẩn đoán đúng bệnh, thậm chí chẩn đoán sai, khiến quá trình điều trị kéo dài, phức tạp hơn.
👉 Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến, dùng tia X đi xuyên qua cơ thể để tạo ra hình ảnh rõ nét về cấu trúc bên trong, giúp bác sĩ đánh giá đúng tình trạng bệnh nhân, đặc biệt các vấn đề liên quan tới xương khớp, tim mạch, hô hấp.
👉 Ở trẻ nhỏ, kỹ thuật này sử dụng tia X với bức xạ thấp và thời gian phát tia X ngắn hơn so với người lớn, vì vậy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, không gây ức chế sự phát triển của trẻ. Trên thực tế, nguồn bức xạ vốn cũng có mặt ở xung quanh trẻ, từ ánh sáng mặt trời, tivi, điện thoại di động, lò vi sóng…, lượng tia mà trẻ nhận trong phòng X-quang đôi khi chỉ bằng một phần lượng bức xạ con tiếp xúc hàng ngày. Một số trường hợp trẻ mắc bệnh đường hô hấp như viêm phổi, để phục vụ cho quá trình điều trị, bác sĩ còn có thể chỉ định cho trẻ chụp X-quang liên tục.
👉 Chính vì vậy, khi nhận được chỉ định chụp X-quang của bác sĩ, ba mẹ đừng quá lo lắng, bởi so với lợi ích mà kỹ thuật này mang lại thì nguy cơ của nó là rất nhỏ. Hãy cùng bé thực hiện chỉ định để quá trình thăm khám và điều trị cho con được thuận lợi, hiệu quả nhé!
 
Chia Sẻ:
Top