Thụt phân giúp con đi cầu nhanh hơn, ba mẹ thấy đỡ sốt ruột, nhưng đừng thấy con táo mà vội thụt phân vì có thể gây hại cho bé:

𝐓𝐨̂̉𝐧 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, đ𝐚𝐮 𝐫𝐚́𝐭 𝐡𝐚̣̂𝐮 𝐦𝐨̂𝐧
Thụt phân nhiều lần dễ gây cảm giác bị kích thích, đau rát, khó chịu, dần dần có thể khiến trẻ sợ và không dám đi ngoài, từ đó táo bón lại càng nặng hơn.

𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐡𝐚̣̂𝐮 𝐦𝐨̂𝐧
Trong khi thực hiện thao tác thụt, nếu không cẩn thận, người lớn có thể gây ra những vết xước hoặc nứt rách hậu môn trẻ. Những tổn thương chưa lành này lại tiếp xúc với phân đi qua sẽ dẫn tới viêm nhiễm hậu môn và để lại hậu quả lâu dài.

𝐌𝐚̂́𝐭 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐱𝐚̣ đ𝐢 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛̣ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧
Vì thụt phân thường xuyên sẽ gây mất trương lực cơ, trẻ không tự có cảm giác muốn đi ngoài và dần trở nên phụ thuộc vào thuốc thụt, khi dừng thụt sẽ khiến táo bón quay trở lại.

𝐓𝐫𝐞̉ 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐢̣ đ𝐮̀𝐧 𝐡𝐨𝐚̣̆𝐜 đ𝐢 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐬𝐨́𝐧
Nhiều trường hợp trẻ bị kích thích ruột gây ra các hiện tượng như nôn mửa, sưng đau…

Do chế độ ăn: Ít chất xơ, uống ít nước, quá nhiều đạm
=> Điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, giảm sữa, giảm các loại thực phẩm ăn liền hoặc chế biến sẵn

Do bệnh: Loạn khuẩn đường ruột, phình đại tràng, cơ thành bụng yếu…
=> Đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định phù hợp

Do phản xạ ức chế: Trẻ có thói quen nhịn đi ngoài do sợ bẩn, sợ mùi, sợ bị đau hậu môn do những lần táo bón trước, không tập trung khi đi ị…
=> Trò chuyện vận động trẻ, trao đổi với cô giáo để cải thiện tình trạng, không để trẻ vừa đi ị vừa chơi đồ chơi hay nói chuyện…