Đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem tivi, nịnh nọt, doạ nạt… đều là những hành vi cho thấy người lớn đang ép trẻ ăn. Trên thực tế, việc ép bé ăn chỉ để thoả mãn ý muốn của người lớn chứ không hề đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ. Từ trong bản năng, trẻ biết mình khi nào cần ăn và ăn bao nhiêu là đủ.
Trẻ sẽ bị tổn thương tâm lý:
Con luôn ở trong trạng thái sợ hãi, đau khổ, ức chế vì bị ép ăn, nhiều bé còn phản kháng bằng biểu hiện cộc cằn, hung dữ, quậy phá…
Tạo thói quen xấu trong ăn uống:
Trẻ sẽ chỉ ăn vì sợ hoặc vì phần thưởng chứ không còn ăn vì ham muốn, vì thấy thức ăn ngon. Về lâu dài, việc này có thể khiến trẻ bị chán ăn và biếng ăn.
Trẻ có nguy cơ béo phì và lồng ruột cao:
Trẻ bị ép ăn có nguy cơ béo phì 31,4% so với các bé khác, kéo theo đó là nguy cơ về các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, gout khi trưởng thành. Những bé bụ bẫm, bé bị ép ăn nhiều khiến nhu động ruột phải hoạt động nhiều cũng có nguy cơ bị lồng ruột cao hơn.