TAY CHÂN MIỆNG: KHÔNG PHẢI NỔI BAN CÀNG NHIỀU THÌ BỆNH CÀNG NẶNG
 
Sự thật là tình trạng nặng, nhẹ của Tay chân miệng (TCM) không dựa vào số lượng các nốt ban/ ban phỏng nước, mà phụ thuộc vào chủng virus gây bệnh và khả năng miễn dịch của trẻ. Đề kháng càng kém, trẻ càng dễ nhiễm bệnh và lâu khỏi.
BA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU SAU:
🔸 Có nhiều chủng virus gây TCM nhưng Enterovirus 71 (EV71) là chủng virus nguy hiểm nhất, dễ gây biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Khi đi khám, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm để xác định có mắc virus EV71 hay không.
🔸 Không phải mọi trẻ mắc TCM đều có triệu chứng điển hình, có trẻ lên rất ít ban, có trẻ chỉ lên ban phỏng nước trong miệng, có trẻ chỉ phát ban ngoài da, có trẻ bị cả 2.
🔸 Ban/ ban phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
🔸 Có trẻ đi khám trong tình trạng chỉ có 2 nốt ban rất nhỏ dưới lòng bàn chân kèm sốt nhẹ, nôn nhiều nhưng bệnh đã tiến triển nặng, biến chứng viêm não ngay trong ngày, vì vậy ba mẹ tuyệt đối không chủ quan và cho trẻ đi khám ngay khi thấy con có những dấu hiệu bất thường rất nhỏ như sốt, nổi ban/ ban phỏng nước, nôn, quấy khóc…
🔸 Bệnh do virus gây ra nên nếu miễn dịch càng tốt, trẻ càng nhanh tự khỏi bệnh. 🔸 Điều trị TCM không cần dùng kháng sinh, trừ khi trẻ bị bội nhiễm
🔸 Không nên cho trẻ tắm các loại lá khi đang mắc bệnh để đề phòng nhiễm trùng tại các vết ban phỏng nước
🔸 Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng, mềm, không nóng, không cay để bé đỡ đau
▶️ Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm, The Medcare còn có phòng xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán TCM chính xác, ba mẹ hãy đưa trẻ tới phòng khám khi nghi ngờ con có dấu hiệu bệnh.
Chia Sẻ:
Top