“NÉ” TAY CHÂN MIỆNG CHO TRẺ: BA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU SAU
 
Do chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên ba mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:
– Không hôn trẻ vì người lớn có thể mang bệnh mà không có biểu hiện.
– Cần tuyệt đối cách ly trẻ khỏe mạnh với trẻ mang bệnh.
– Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc với đám đông.
– Trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; người lớn cần rửa tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt đồ chơi và những nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày như mặt bàn, nắm cửa, tay vịn cần thang… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
– Tăng cường đề kháng bằng cách ăn đủ bữa, đủ chất hoặc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng kích hoạt trực tiếp lên hệ miễn dịch.
—————————–
⚠ Trong mùa bệnh như hiện nay, ba mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đi khám ngay, tránh biến chứng nhanh trên hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp:
❌ Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng.
❌ Nôn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
❌ Xuất hiện vết loét đỏ hoặc phỏng nước (2 – 3 mm) ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, khiến trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. Dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua do người lớn nhầm lẫn với dị ứng hay nóng trong.
❌ Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
❌ Nếu trẻ giật mình, sốt cao trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, quấy khóc nhiều… thì bệnh đã chuyển độ nặng và cần phải nhập viện theo dõi ngay.
⚠ Việc chẩn đoán tay chân miệng và biến chứng không chỉ dựa trên các biểu hiện lâm sàng mà còn cần dựa trên kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm…), do đó ba mẹ nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị như The Medcare để thăm khám và điều trị.
Chia Sẻ:
Top